Lau dọn bao sái ban thờ vào ngày nào năm 2024?

Chia sẻ trên: 26/08/2024 2171 lượt xem

Người hỏi: Gia Bảo, Long An.

Hỏi: Xin chào! Nhờ chuyên gia nội thất Tâm Phát hướng dẫn giùm tôi các bước dọn bàn thờ và bao sái bàn thờ vào ngày nào là phù hợp nhất. Cảm ơn!

Trong 49 ngày nhang tắt có sao không

Trả lời

Người trả lời: Chuyên gia tư vấn phong thủy chính phái Cung Đình Tâm – CEO sáng lập ra thương hiệu nội thất Tâm Phát uy tín với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nội thất và phong thủy phòng thờ. 

Xin chào bạn Gia Bảo! Bao sái bàn thờ là công việc thường được thực hiện vào mỗi dịp năm hết Tết đến. Đây là phong tục đã có từ rất lâu đời, thể hiện mong muốn tẩy bỏ những vận khí xấu và đón nhận những điều cát lành, mới mẻ đến với gia đình. 

Ngày bao sái bàn thờ được coi là tốt nhất trong năm là ngày 23 tháng Chạp, đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, rất tốt trong việc lau dọn bao sái bàn thờ. Thời gian bao sái lau dọn gia chủ nên thực hiện lúc: 7-9 giờ và từ 9-11 giờ sáng.

Hôm nay, chuyên gia Cung Đình Tâm sẽ hướng dẫn gia chủ các bước bao sái bàn thờ chi tiết nhất:

Đầu tiên, gia chủ chuẩn bị một chiếc khăn sạch và mới để lau dọn các đồ vật. Lưu ý, không nên lau trực tiếp trên bàn thờ, thay vào đó, chúng ta sẽ đặt vật phẩm lên một tờ giấy đỏ hoặc nhiễu đỏ đã chuẩn bị từ trước.

Sau đó, gia chủ lên hương để xin phép được bao sái bàn thờ và tiến hành rút chân nhang. Gia chủ không rút hết toàn bộ nhang mà để lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân. Nếu trên bàn thờ có bài vị của Phật và tổ tiên thì gia chủ lau bài vị của Phật trước sau đó giặt sạch khăn rồi mới lau bài vị của tổ tiên.

Sau khi đã bao sái xong, gia chủ sắp xếp lại các đồ vật trên bàn thờ theo thứ tự như cũ. Gia chủ có thể dùng hỗn hợp rượu và gừng để lau đồ vật, vừa đảm bảo sự sạch sẽ, vừa có hương thơm dịu nhẹ, tẩy uế cho khu vực thờ cúng.

Về việc dọn bàn thờ vào ngày nào, như đã nói ở trên, bao sái thường được tiến hành vào dịp cuối năm, thường là sau 23 tháng chạp. Đây là thời điểm ông công ông táo và các quan thần linh đã về “chầu trời” nên rất thích hợp để dọn dẹp nơi ngự trị của các ngài.

Ngoài ra, vào ngày rằm hoặc mùng 1, gia chủ cũng nên vệ sinh bàn thờ sạch sẽ. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn điều này với bao sái. Việc lau dọn thông thường chỉ đơn thuần loại bỏ bụi bặm và tàn hương rơi trên bàn thờ. Còn bao sái sẽ bao gồm cả việc tỉa chân nhang và lau dọn bài vị, các vật phẩm thờ cúng cũng như tượng Phật.

Xem thêm thông tin:

Chuyển bàn thờ sang vị trí khác trong nhà cần lưu ý gì?

Có nên tắm mưa cho Ông Địa Thần Tài? Cách tắm như nào?

Như vậy, Nội Thất Tâm Phát đã chia sẻ về cách bao sái bàn thờ và giải đáp báo sái bàn thờ vào ngày nào là phù hợp nhất. Hi vọng những thông tin này hữu ích cho độc giả

https://www.facebook.com/people/cung-dinh-tam/

https://www.linkedin.com/in/ceocungdinhtam/

https://500px.com/p/ceocungdinhtam

twitter.com/ceocungdinhtam

https://www.tumblr.com/ceocungdinhtam

https://www.crunchbase.com/person/cung-dinh-tam

mess Hợp tác mess Messenger zalo Chat Zalo showromm Showroom call Gọi ngay
home Trang chủ
map Showroom
call
mess Messenger
zalo Zalo