Bàn thờ vong là một đồ vật không thể thiếu khi lập bàn thờ cho người mới mất. Loại bàn thờ này mang ý nghĩa truyền thống, ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Hãy cùng Nội Thất Tâm Phát chia sẻ cụ thể thông tin về các yêu cầu về vị trí đặt, cách trang trí và những quy tắc riêng.
Bàn thờ vong là bàn thờ gì?
Bàn thờ vong, thực chất là loại tên gọi chỉ bàn bàn thờ được lập cho người mới mất. Một thời gian lập bàn thờ này theo quan điểm vùng miền, sẽ thực hiện một số nghi lễ để chuyển đổi thành bàn thờ gia tiên. Do đó, bàn thờ cho vong linh người mới mất không phải là bàn thờ gia tiên để lâu trong nhà thường thấy.
Xem thêm Người mất bao lâu được đưa lên bàn thờ gia tiên?
Lập bàn thờ cho vong linh người mới mất mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, vừa chứa đựng nét truyền thống văn hóa vừa thể hiện được tình tâm tư, tình cảm. Cụ thể, việc lập bàn thờ cho vong người mới mất:
Nhằm tạo ra vị trí để di ảnh, các lễ vật cần thiết thiết phong tục, tập quán để thực hiện các lễ cúng tuần, cũng xả tang. Đây là sự thể hiện việc duy trì và tôn trọng truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt.
Nhằm thể hiện chữ đạo nghĩa, chữ hiếu, sự tôn trọng với người đã mất.
Nhằm dễ dạng cầu phước đức, bình an cho vong linh được nhanh chóng siêu thoát. Khi mới mất, vong linh còn chưa buông bỏ nhiều chấp niệm nên rất dễ mắc kẹt, khuyến lưu trần đời, không đi đầu thai. Vì vậy, nên lập bàn thờ cho vong linh để dễ dàng triệu hồi, giúp họ cảm nhận được tâm tư, tình cảm tốt đẹp, thức tỉnh và siêu thoát về cõi an lạc.
Vị trí đặt bàn thờ người mới mất chuẩn phong thủy
Vị trí đặt bàn thờ cho người mới mất hay còn gọi là vị trí đặt bàn thờ vong là một trong những vấn để mà nhiều thân nhân quan tâm. Theo lệ thông thường, vị trí được chọn để đặt bàn thờ thường sẽ là nhà ở của người đã mất.
Nếu đặt ở nhà, bàn thờ cho vong hồn cũng cần đặt ở những hướng tương sinh với tuổi của gia chủ, thân nhân. Nên đặt tại phòng khách, phòng thờ, ngoài sân, trước cửa ra vào, nơi thoáng đãng, thuận tiện để thân nhân thực hiện nghi lễ, cúng cơm, thắp hương, đèn dầu hằng ngày.
Trong một số trường hợp sẽ là nhà ở của thân nhân người đã mất nếu người mất không có sở hữu nhà hoặc thân nhân ở quá xa. Ngoài ra, vị trí bàn thờ cho vong linh còn có thể đặt ở những địa điểm quan trọng đặc biệt đến cuộc sống của họ. Một số bàn thờ còn đặt ở nơi người mất xảy ra tai nạn hay biến cố dẫn đến cái chết.
Bàn thờ vong gồm những gì?
Bàn thờ cho vong linh người mới mất cũng có những yêu cầu về trang trí khác biệt so với bàn thờ gia tiên. Cụ thể, bàn thờ vong người mới mất sẽ bao gồm các đồ vật, vật phẩm và lễ vật như sau:
Về đồ vật, nội thất cần có: Bàn thờ bốn chân và bộ trang trí quây mặt bàn, rèm màn. Tốt nhất, thân nhân của người mất nên chọn bàn thờ được làm bằng gỗ tốt. Bộ trang trí mặt bàn, rèm màn nên chọn cùng một tone màu. Hai màu thường được lựa chọn và màu vàng hoặc màu trắng.
Về vật phẩm: Bàn thờ cho vong linh cùng cần có đầy đủ các vật phẩm như bàn thờ gia tiên. Đó là bát hương, mâm quả, bình cắm hoa, bộ ly nước, đèn dầu và dầu thắp, nến, bình cắm cây chuối. Nếu chọn bộ quây rèm màu trắng thì chuẩn bị cặp nến đỏ; còn bộ quầy rèm màu trắng thì cặp nến màu trắng.
Về lễ vật, cần chuẩn bị nải chuối, hoa quả, bông, hai cây chuối non (để hút âm khí trong nhà); tiền và vàng mã; rượu, bánh, oản thờ.
Cách trang trí bàn thờ vong
Cách trang trí bàn thờ vong sẽ bao gồm việc trang trí bàn thờ, các vật phẩm và lễ vật. Quy tắc trang trí quây rèm cần chú ý là rèm phải được dùng nơ đen thắt hai bên, không được thả kín. Nếu người mất là các cụ trên 80 tuổi thì nên dùng nơ thắt màu đỏ.
Quy tắc trang trí các vật phẩm cũng tương tự như vật phẩm trên bàn thờ gia tiên. Sắp đặt theo thứ tự nhìn từ bên trong bàn thờ lại gần người thắp hương là di ảnh, hai bên là bình hoa, mâm quả; rồi đến ly nước rồi đến bát hương.
Và lộc bình cắm hai cây chuối non sẽ được đặt đối diện nhau ở hai vị trí. Hoặc là đặt sát ở hai trụ trước bàn thờ hoặc là đặt sát ở hai trụ sau bàn thờ.
Bàn thờ vong để bao lâu?
Bàn thờ vong để trong 49 ngày tính từ ngày mất. Sau khi lập bàn thờ cho vong linh, thân nhân thực hiện lễ nhập vị cho linh hồn người đã mất. Điều này giúp linh hồn của người đã mất nhập vào bài vị hoặc di ảnh trên bàn thờ.
Trong vòng 49 ngày, thân nhân sẽ thắp hương nến, đèn dầu đầy đủ mỗi ngày. Ngoài ra, thân nhân còn chuẩn bị mâm cơm, cúng cơm mỗi ngày từ 2-3 bữa. Một số gia đình sẽ mời Sư thầy về tụng kinh trong mỗi lần cúng tuần.
Sau 49 ngày thân nhân sẽ tiến hành thủ tục chuyển bàn thờ của người mất lên bàn thờ gia tiên. Bàn thờ cho vong hồn sẽ được đem đi hỏa thiêu hoặc thả trôi sông sau khi không sử dụng nữa.
Gia chủ xem thêm Trong 49 ngày nhang tắt có sao không? Lưu ý gì?
Thủ tục chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên chi tiết
Nhân bài viết hôm nay, Nội Thất Tâm Phát xin tổng hợp kinh nghiệm của các cụ lão niên về thủ tục chuyển bàn thờ vong lên bàn thờ gia tiên. Mời bạn đọc tham khảo thêm để dễ dàng thực hiện tốt nghi lễ khi cần thiết. Cụ thể, quy trình tổ chức bữa cơm cúng rước người mới mất, chuyển bàn thờ lên bàn thờ gia tiên như sau:
- Xem và chọn ngày tốt để thực hiện lễ cúng. Thân nhân có thể hỏi trước sư thầy hoặc thầy phong thủy cao tay ấn. Ngày được chọn không được trước hoặc cách quá xa đợt 49 ngày.
- Tiến hành chuẩn bị mâm lễ cúng với các lễ vật như hoa tươi, ngũ quả, gà luộc, xôi, lá trầu, quần áo và tiền vàng mã, các món ăn dùng trong cũng kính gia tiên theo phong tục. Nên chuẩn bị lễ vật cho cả bàn thờ gia tiên.
- Đặt đầy đủ lễ vật lên bàn thờ vong, sau đó thắp hương và đọc văn khấn xin chuyển lên bàn thờ gia tiên.
- Đợi hương tàn, thực hiện hóa càng, đồ tiền mã rồi hạ lễ khi hương đã tàn hết.
- Thực hiện việc dọn dẹp, lau chùi bàn thờ cho vong hồn. Bố trí và lập bàn thờ cho người mới mất trên bàn thờ gia tiên.
- Thắp hương bàn thờ mới lập.
Gia chủ xem thêm
Hướng dẫn An nhập hương linh lên bàn thờ gia tiên
Cách nhận biết vong thai nhi theo và cách hóa giải
Trên đây là một số thông tin về ý nghĩa và cách lập bàn thờ vong chuẩn phong thủy. Hy vọng, tin tức trong bài viết được Nội Thất Tâm Phát chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết những việc đang băn khoăn liên quan đến vấn đề này!