Bao sái ban thờ có được di chuyển bát hương không?

Chia sẻ trên: 27/05/2024 2315 lượt xem

Người hỏi: Gia Minh, Hà Nội

Hỏi: Chào chuyên gia! Em có được nghe nhiều về “bao sái ban thờ” nhưng không hiểu rõ ý nghĩa của phong tục này. Xin giải đáp giúp em về nghi lễ này cũng như bao sái ban thờ có được di chuyển bát hương không? Cảm ơn!

bao sái ban thờ có được di chuyển bát hương

Trả lời

Người trả lời: Chuyên gia tư vấn phong thủy chính phái Cung Đình Tâm – CEO sáng lập ra thương hiệu nội thất Tâm Phát uy tín với gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nội thất và phong thủy phòng thờ. 

Chào bạn Gia Minh. Tâm Phát thấy rất vui vì một người còn trẻ tuổi như bạn lại quan tâm đến các phong tục, tập quán của người Việt Nam. Và không để bạn phải chờ lâu, ngay sau đây, chuyên gia Cung Đình Tâm sẽ chia sẻ với bạn về chủ đề này.

Khi bao sái ban thờ, gia chủ tuyệt đối không nên di chuyển bát hương và các tượng Phật, tượng Thần Tài Thổ Địa. Theo quan niệm của người xưa thì việc di chuyển bát hương có thể làm ảnh hưởng đến vận mệnh và tài lộc của gia đình.

Để hiểu rõ về vấn đề này gia chủ tham khảo chi tiết tại bài viết Xê dịch bát hương có sao không?

Thay vào đó, gia chủ nên lau dọn một cách nhẹ nhàng, sử dụng khăn ẩm, sạch để lau tượng phật, bát hương trước rồi sau đó lau mặt bàn thờ sau. Ngoài ra, còn một số lưu ý khác khi bao sái ban thờ cuối năm mà nội thất Tâm Phát muốn chia sẻ đến các bạn như sau:

  • Không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để lau bàn thờ như xà phòng, nước lau kính bởi nó sẽ ảnh hưởng đến không khí tâm linh.
  • Khi tiến hành lau dọn bạn cần thắp hương để xin phép tổ tiên trước.
  • Khi tỉa chân hương, không rút hết toàn bộ hương mà phải để lại từ 3 – 5 chân hương cũ.

Bao sái bàn thờ thực chất là một cách nói khác của việc vệ sinh, dọn dẹp bàn thờ nhưng nó được thực hiện vào dịp cuối năm. Thông thường, chúng ta sẽ bao sái ban thờ vào ngày 23 tháng Chạp, sau khi làm lễ cúng ông Táo. 

Gia chủ có thể tham khảo lễ vật cúng thần tài thổ địa tại bài viết Lễ vật cúng thần tài, thổ địa hàng ngày và mùng 10 âm lịch

Đây không chỉ là công việc vệ sinh ban thờ thông thường mà nó còn thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên. Qua nghi thức này, con cháu cũng mong muốn chỗ thờ tự của gia tiên được sạch sẽ để cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, may mắn và nhiều tài lộc.

Xem thêm thông tin liên quan:

Lau dọn bao sái ban thờ vào ngày nào trong năm?

Cách đặt ly nước trên bàn thờ chuẩn phong thủy từ A-Z

Chắc hẳn, sau bài chia sẻ này, bạn Gia Minh đã hiểu rõ hơn về phong tục bao sái ban thờ cũng như việc bao sái ban thờ có được di chuyển bát hương không. Đây là phong tục tốt đẹp của người Việt mỗi dịp năm hết Tết đến nên gia chủ rất cần phải duy trì và phát huy!

Tâm Phát cập nhật nhiều mẫu tủ thờ mới đẹp hiện đại, quý khách vui lòng tham khảo tại danh mục: Tủ Thờ Đẹp

Theo dõi CEO Cung Đình Tâm:

https://www.facebook.com/people/cung-dinh-tam/

https://www.linkedin.com/in/ceocungdinhtam/

https://500px.com/p/ceocungdinhtam

twitter.com/ceocungdinhtam

https://www.tumblr.com/ceocungdinhtam

https://www.crunchbase.com/person/cung-dinh-tam

mess Hợp tác mess Messenger zalo Chat Zalo showromm Showroom call Gọi ngay
home Trang chủ
map Showroom
call
mess Messenger
zalo Zalo