Lập bàn thờ vong và thắp hương liên tục trong 49 ngày là nghi thức tín ngưỡng vô cùng quan trọng đối với người đã mất. Sau 49 ngày có phải thắp hương không, có cần làm mâm cúng không? Sau 49 ngày cần làm những việc gì? Hãy cùng chuyên gia Cung Đình Tâm của Nội Thất phòng thờ Tâm Phát chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Vì sao người chết cần thắp hương trong 49 ngày?
Các nghi lễ cúng, thắp hương cho người mới mất là một nét văn hóa thủ tục ma chay trong văn hóa Việt. Trong các thủ tục đó có việc thắp hương trong 49 ngày.
Việc thắp hương cho người chết trong 49 ngày bắt nguồn từ quan niệm về tác dụng của hương khói. Thắp hương sẽ giúp người mới mất dễ dàng siêu thoát hoặc tìm được nơi chốn bình yên, hạnh phúc mới. Hương khói mang theo sự cầu chúc, năng lượng mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến cho linh hồn mới khuất.
Việc thắp hương cho người chết trong 49 ngày còn nhằm để duy trì hơi ấm trong gia đình có người mất. Điều này nhằm đẩy lùi các luồng khí lạnh lẽo, ám muội, tà ma, xui xẻo ra xa ngôi nhà mới có người mất. Đây cũng là việc làm ý nghĩa của người sống dành cho người đã khuất, giúp người thân khuây khỏa đi nỗi buồn mất, sự mất mát.
>>> Xem ngay 15 điều kiêng kỵ khi bốc bát hương cần phải tránh
Việc thắp hương trong khoảng thời gian này không cần phải được tiến hành liên tục hoặc quá nhiều lần trong ngày. Chỉ cần chú ý thắp hương đều đặn sáng và tối không sót ngày nào là được.
Sau 49 ngày có phải thắp hương không?
Theo quan niệm dân gian, sau 49 ngày, linh hồn người mất thực sự đã rời khỏi thế gian hay kiếp sống này. Do đó, việc thắp hương hay không thắp hương, cúng cơm hay không cúng cơm là không bắt buộc. Tùy theo phong tục vùng miền, người sống sẽ thắp hương tưởng nhớ người đã khuất.
Sau 49 ngày là khoảng thời gian mà gia đình có thể thỉnh ảnh, bát hương thờ người thân đã khuất lên bàn thờ gia tiên. Sau đó, gia đình có thể thắp hương mỗi tối hoặc vào những ngày liên quan đến người mất hoặc những dịp lễ, cúng gia tiên, cúng thần phật.
Chuẩn bị mâm cúng thắp hương sau 49 ngày
Cúng 49 ngày là một nghi lễ cực kỳ quan trọng dành cho người đã khuất. Trong vòng 49 ngày sẽ có các nghi lễ cúng cơm hàng tuần. Tuy nhiên, sau 49 ngày, tùy theo điều kiện kinh tế, quan niệm sống và các dịp quan trọng mà gia đình có thể chuẩn bị mâm cúng thắp hương phù hợp.
Mâm cúng thắp hương sau 49 ngày có thể là mâm cúng tròn 1 năm, mâm cúng ngày lễ tết, mâm cúng 3 năm và mâm cúng ngày giỗ. Dù là trong dịp cúng thắp hương nào, gia đình cùng cần chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm, lễ vật cần thiết. Một số thứ cơ bản không thể thiếu trong mâm cúng thắp hương sau 49 ngày là:
- Giấy, tiền, vàng, quần áo, giường chiếu, vật dụng cá nhân,… hàng mã theo quan niệm cõi dương sao cõi âm cũng cần như vậy.
- Hoa, quả, trái cây, bánh kẹo các loại theo sở thích của người mất.
- Món ăn lễ vật chay hoặc lễ mặn tùy theo quan niệm của gia đình và tâm niệm khi còn sống của người mất (nếu có).
Những việc cần phải làm sau 49 ngày
Sau 49 ngày, các thủ tục cúng cơm và thắp hương không phải bắt buộc thực hiện và không mang tính thường thường nữa. Tuy nhiên, gia đình vẫn có thể tham khảo một số việc cần phải làm dưới đây để cầu mong, tích công đức giúp người mất có được khởi đầu tốt đẹp ở thế giới khác. Những việc cần làm sau 49 ngày có thể kể đến như:
Tụng kinh là một cách hồi hướng cho người mất. Khi người thân, gia đình tụng kinh sẽ giúp hương linh còn quanh quẩn nghe được lời hay ý đẹp trong kinh Phật dạy, Nhờ đó mà dần dần giác ngộ, giải thoát, bỏ đi những oán niệm và được sinh về cõi lãnh.
Niệm Phật cũng là một cách hồi hướng cho người mất. Nếu người thân không có điều kiện để mời cao tăng, sư thầy về tụng kinh thường xuyên hoặc tụng kinh trong các lễ cúng thì có thể tự niệm Phật. Niệm Phật cũng giúp hương linh được giác ngộ và giải thoát. Bên cạnh đó, niệm Phật còn giúp thân nhân người mất bình ổn tâm trạng trở lại trước ra đi của người thân.
Thỉnh chư tăng về khai thị, tác phước cho vong linh cũng là một trong những việc làm mà nhiều thân nhân của người mất lựa chọn. Những vị chư tăng với sự tu hành và giác ngộ uyên bác sẽ được mời về nơi thờ cúng người mất để thực hiện nghi thức khai thị, tác phước. Khai thị vong linh, sám hối ba nghiệp và văn sám nguyện được đọc bởi các vị chư tăng sẽ tác động đến tiềm thức linh hồn người mất. Nhờ vậy, người mất có thể tiếp cận và nghe được những lời hay, lẽ phải Phật dạy, sớm giác ngộ và siêu thoát.
Gia chủ muốn lập bàn thờ mới, đẩy đủ các ban bệ thờ cúng hãy tham khảo một số mẫu bàn thờ dưới đây:
- 999+ Mẫu bàn thờ đẹp hiện đại sang trọng Tâm Phát
- 855+ Mẫu tủ thờ gỗ đẹp tại Tâm Phát
- 95+ Mẫu bàn thờ treo tường đẹp hiện đại
Thắp hương thường xuyên là việc làm dễ nhất mà thân nhân gia đình có thể làm cho người mất. Thắp hương thường xuyên, định kỳ vào mỗi buổi tối không chỉ giúp nhà cửa ấm cúng mà còn góp thêm sức mạnh, gửi gắm sự yêu quý đến cho người mất. Vong linh người mất nhận được càng nhiều hương khói sẽ có thể đến được những nơi tốt đẹp, nhanh thành chánh quả.
Chuẩn bị những mâm cúng thắp hương đầy đủ lễ vật để dâng lên. Chuẩn bị mâm cúng thắp hương thể hiện tấm lòng của thân nhân gia đình đối với người đã khuất.
Ăn chay cũng là một việc làm ý nghĩa mà người thân trong gia đình nên làm cho người đã khuất. Người thân ăn chay sau 49 ngày của người mất giúp tâm trạng thanh tịnh, giúp vong linh người đã khuất rũ bỏ những luyến tiếc, siêu thoát.
Phóng sinh là việc làm giải thoát những con vật đang bị bắt, bị giam trở về với môi trường sống tự nhiên. Do đó, phóng sanh mang ý nghĩa cứu vớt số vật, kiếp sống của những con vật. Nhờ vậy, nếu người thân thực hiện việc phóng sanh cũng giúp tăng phước đức và hồi hướng cho vong linh người đã khuất.
Làm việc thiện không chỉ có ý nghĩa với đời mà còn có ý nghĩa với người đã thân đã mất. Khi làm việc từ thiện, thân nhân của người đã khuất sẽ cảm thấy bản thân có ích, giúp được cho nhiều hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, tự giác ngộ, giải trừ những tham sân si trong cuộc sống. Hương linh của người thân đã khuất cũng được ảnh hưởng bởi phước phần của người sống để siêu thoát và đến nơi tốt đẹp.
Trang trí bàn thờ và không gian thờ cúng là một việc nên làm sau 49 ngày và nên thực hiện thường xuyên để thể hiện sự mong nhớ, yêu quý người đã khuất. Bàn thờ và không gian thờ cúng cần được sắp xếp đầy đủ lễ vật, vật phong thủy một cách hài hòa. Sắp xếp phòng thờ cúng còn phải đảm bảo sự trang nghiêm, yên tĩnh. Và đặc biệt, thân nhân nên chọn những mẫu bàn thờ có chất lượng tốt, tuổi thọ cao để sử dụng được trong một thời gian dài mà không bị mối mọt, hư hỏng.
Thăm mộ thường xuyên và vào những dịp lễ tết, những dịp liên quan đến người mất cũng giúp hương vong thanh thản. Và đi thăm mộ cũng giúp thân nhân người mất khuây khỏa nỗi buồn thương.
Xem thêm Sau 100 ngày có thắp hương nữa không? Người chết về đâu?
Như vậy, Nội Thất Tâm Phát đã chia sẻ đến bạn đọc những vấn đề liên quan đến câu hỏi sau 49 ngày có phải thắp hương không. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về văn hóa thờ cúng gia tiên truyền thống của dân tộc!