Sau 100 ngày có thắp hương nữa không? Người chết về đâu?

Chia sẻ trên: 13/05/2024 17848 lượt xem

Sau khi chết, người mất sẽ được lập bàn thờ vong và thắp hương liên tục trong 100 ngày, đây là một nghi thức quan trọng và cần thiết đối với người đã khuất. Vậy “sau 100 ngày có thắp hương nữa không” hãy cùng chuyên gia Cung Đình Tâm của Nội Thất phòng thờ Tâm Phát chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Sau 100 ngày có thắp hương nữa không?

Theo phong tục của người Việt từ xưa tới nay thì sau khi thắp hương liên tục 100 ngày. Gia chủ sẽ còn một nghi lễ thắp hương, thờ cúng cho người mất rất quan trọng nữa. Đó chính là lễ cúng cơm sau 100 ngày hay lễ thôi khóc, lễ tốt khốc, đưa di ảnh của người chết lên bàn thờ ông bà tổ tiên. Nghi lễ này rất quan trọng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với cả người mất và những người thân trong gia đình. 

Xem thêm Sau 49 ngày có phải thắp hương không?

Sau 100 ngày có thắp hương nữa không

Vì sao người chết cần thắp hương trong 100 ngày?

Theo phong tục của người Việt, nghi lễ thắp hương 100 ngày cho người mất được gọi là bách nhật trai tuần, nghi thức này vô cùng quan trọng đối với người mất. Theo quan niệm của Phật giáo, con người sau khi mất đi, muộn nhất là trong 100 ngày, linh hồn sẽ được giải thoát, đầu thai theo nghiệp lực. Thân người sau khi mất đi sẽ chuyển sang thân trung ấm. Trước khi đầu thai, linh hồn sẽ phải vượt qua 10 cửa ngục để xét tội và nghiệp. 7 thất đầu tiên là 7 cửa ngục, đến tuần thất 100 ngày là cửa ngục thứ 8. 

Người thân sẽ thực hiện nghi thức cúng và thắp hương liên tục không tắt hương trong 100 ngày đầu đối với người đã khuất. Việc làm ngày có ý nghĩa tưởng nhớ tới người đã mất, giúp cho căn nhà bớt lạnh lẽo u sầu, vơi bớt nỗi đau có người thân mất. Đồng thời cũng giúp xoa dịu phần nào nỗi thống khổ khi mất người thân yêu. 

>>> Xem ngay 15 điều kiêng kỵ khi bốc bát hương cần phải tránh

mau ban tho dep Tam Phat

Đối với người chết, nghi thức cúng bạch nhật trai tuần có ý nghĩa tiếp thêm phước báu cho người mất. Giúp họ có được những duyên lành để giảm bớt tội và nghiệp. Với những người theo đạo Phật, nghi thức cúng 100 ngày thường rất đơn giản, không sát sanh và cầu an, cầu siêu cho người thân giúp linh hồn được siêu thoát về nơi cảnh giới an lành. 

Vì sao phải cúng cơm cho người mất sau 100 ngày?

Truyền thống của người Việt Nam luôn coi trọng bữa cơm gia đình, bữa cơm đầm ấm, xum họp. Cúng cơm sau 100 ngày có ý nghĩa là bữa cơm cuối cùng tiễn đưa linh hồn người đã mất ra đi mãi mãi, không còn vấn vương nơi trần thế. 

Sau thời gian này, linh hồn sẽ được đầu thai chuyển kiếp. Tùy theo tội và nghiệp lực mà được đầu thai về cõi nào. Bữa cúng cơm sau 100 ngày cho người mất giống như là bữa cơm tiễn biệt, sau đó người thân sẽ quay trở lại với cuộc sống thường nhật, dần nguôi ngoai nỗi đau và người chết cũng sẽ đi đầu thai, không còn nhớ gì tới cõi tạm.

Sau khi thực hiện xong nghi lễ này, gia chủ có thể lấy ngày mất của người chết làm ngày giỗ và thực hiện cúng giỗ hàng năm. Căn cứ để tính 100 ngày và tính ngày giỗ chính là ngày mà người mất trút hơi thở cuối cùng. Người chết cũng sẽ được lập bát hương và nhập bàn thờ vong vào bàn thờ gia tiên để tiện trong việc thờ cúng, chăm lo hương khói.

Gia chủ muốn lập bàn thờ mới, đẩy đủ các ban bệ thờ cúng hãy tham khảo một số mẫu bàn thờ dưới đây:

Bàn thờ chung cư đẹp BT-1239

Chuẩn bị mâm cúng thắp hương sau 100 cho người chết

Cúng cơm sau 100 ngày cho người chết rất đơn giản, quan trọng là có đầy đủ các thành viên, người thân trong gia đình cùng tới dự để tiễn biệt và tỏ lòng yêu kính đối với người mất. Mâm cơm cúng sau 100 ngày không cần quá cầu kì, có thể bao gồm: 

  • Một bát cơm úp đầy
  • Một quả trứng luộc, bóc vỏ, bóp làm đôi, đặt cùng một đĩa muối trắng.
  • Một vài món ăn đơn giản khi người mất còn sống ưa thích 
  • Nước 
  • Rượu
  • Hoa quả 
  • Hương trầm 
  • Tiền vàng mã 

Dựa vào phong tục tại mỗi vùng miền và tấm lòng thành của người thân mà mâm cúng sẽ có sự chuẩn bị khác nhau.  . Gia chủ nên kê thêm bàn cúng cơm phòng thờ để bàn mâm cúng được đầy đủ, gọn gàng

mau phong tho dep Tam Phat (77)

Sau khi kính dâng mâm cơm cúng, người thân trong gia đình sẽ thực hiện nghi lễ cúng khấn, thắp hương cho người đã mất. Sau đó sẽ đặt đôi đũa vào giữa bát cơm, rót rượu và rót nước, khi hương cháy 1/3 thì tiến hành đốt vàng mã cho người đã khuất.

Bài cúng 100 ngày cho người mất

Nam vô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, âm lịch tức ngày… tháng… năm… dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của thân mẫu (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu giả dụ là cha), những chú chưng , cùng anh rể, chị gái, những em dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy !

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ thấp Khốc) theo lễ nghi cựu truyền, mang kính cẩn tìm những thứ lễ phẩm gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế.

(Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, huyên đường bóng xế.

(Nếu là mẹ) tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao hết sức nhắc .

Mấy lâu nay: than thở trầm mơ mộng màng; hoài tưởng âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng đề cập ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính cho đến nay rẻ Khốc đến tuần;

Lễ bạc thực lòng gọi là với nén hương thực lòng kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển……………………………………………………………..

Hiển………………………………………………………………

cùng những bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các linh hồn phụ thờ theo tổ tông cộng về hâm hưởng.

Kính cáo Liệt Vị Tôn thần, những ngài ông Táo, hậu Thổ , Thần Tài, tiên sư cha, tiên sư cha , Ngũ Tự Gia thần cùng chứng giám và hộ trì cho toàn gia đình được vạn sự an lành phải chăng đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Linh hồn người chết sau 100 ngày sẽ đi về đâu?

Theo quan niệm của dân gian và của Phật giáo, linh hồn người đã mất, sau khi chết đi tùy theo nghiệp lực khi còn sống đã tạo mà sẽ được đầu thai vào những cõi khác nhau. 

Trong thời gian 100 ngày, linh hồn sẽ lần lượt đi qua các cửa ngục để luận tội và định nghiệp. Cuối cùng sẽ căn cứ vào công và tội để định kiếp đầu thai cho linh hồn. Chẳng hạn với người sống lành thiện, làm việc tốt, sau khi chết đi linh hồn sẽ được đầu thai làm người hoặc ở những cõi trên (atula, trời, thần, phật). 

Trong quá trình cúng lễ cho người mất trong thời gian 100 ngày và sau 100 ngày có thắp hương, cúng kiếng. Người thân có thể trợ duyên cho người mất bằng cách làm việc thiện, không sát sanh, phóng sinh, tụng kinh… và hồi hướng phước cho người chết. Việc làm này cũng sẽ giúp giảm được phần nào nghiệp và tội cho người mất, giúp họ được đầu thai về những cảnh giới tốt lành hơn.

Xem thêm thông tin:

mau phong tho dep Tam Phat (23)

Những lưu ý khi thắp hương cho người chết sau 100 ngày 

Trong quá trình thắp hương 100 ngày cho người chết và cúng cơm 100 ngày sau khi mất, gia chủ cần lưu ý những điều sau: 

Không kêu khóc thảm thiết, lớn tiếng: Điều này có ý nghĩa giúp cho linh hồn của người mất không bị lưu luyến, tiếc thương những thứ vốn chấp thuộc về mình mà không thể đầu thai được. 

Không sử dụng đồ dùng của người đã mất: Những đồ dùng của người đã mất như chăn, chiếu, màn, gối, quần áo,… trong 100 ngày sau khi mất, người thân không nên sử dụng. Bởi đây là những đồ dùng mà người mất khi sống còn sử dụng nên linh hồn sẽ chấp, tiếc và quanh quẩn bên những vật dụng đó. Nếu người thân sử dụng sẽ không tốt, gây ốm đau, dặt dẹo,… Vậy nên trong thời gian 100 ngày chịu tang không nên sử dụng đồ của người mất.

Không nên sát sinh hại vật, đánh người, làm việc xấu trong 100 ngày có người mất: Người thân sát sinh sẽ gây thêm nghiệp và người mất phải gánh, đặc biệt là sát sinh để làm lễ cúng tế cho người đã mất. 

Người thân của người mất không nên quan hệ: Trong thời gian chịu tang 100 ngày, người thân cận của người mất không nên có quan hệ thân xác thân mật. Bởi đây là khoảng thời gian cần làm những việc trang nghiêm,  lịch sự, tôn trọng nỗi đau mất người thân của các thành viên trong gia đình và thể hiện sự trân trọng người mất.

Trên đây, Nội thất Tâm Phát đã giải đáp chi tiết câu hỏi: sau 100 ngày có thắp hương nữa không và hướng dẫn lễ cúng cơm sau 100 ngày cho người mất. Hy vọng sẽ giúp gia chủ có một lễ cúng chu đáo và trọn vẹn nhất cho người đã khuất, tránh được những điều kiêng kị giúp người mất được siêu thoát. 

Theo dõi Nội Thất Tâm Phát trên Google New

Chịu trách nhiệm nội dung: Cung Đình Tâm (CEO sáng lập thương hiệu Nội Thất Tâm Phát với hơn 10 năm chuyên tư vấn, thiết kế thi công cho hơn 50,000+ hộ gia đình có được không gian nội thất đẹp chuẩn phong thủy)

mess Hợp tác mess Messenger zalo Chat Zalo showromm Showroom call Gọi ngay
home Trang chủ
map Showroom
call
mess Messenger
zalo Zalo