Nhập trạch là một thủ tục rất quan trọng trước khi dọn vào nhà mới, bởi vậy người ta thường xem tuổi nhập trạch rất cẩn thận. Bài viết hôm nay, CEO Cung Đình Tâm của Nội thất Tâm Phát sẽ chia sẻ chi tiết cách xem ngày nhập trạch theo tuổi vợ chồng và những điều cần kiêng kỵ khi nhập trạch vào nhà mới.
Vai trò và ý nghĩa của ngày nhập trạch
Ngày nhập trạch theo quan niệm dân gian chính là ngày gia đình chuyển vào nhà mới, vùng đất mới. Theo phong tục, gia chủ cần làm các thủ tục tâm linh xin với thần linh, thổ địa cai quản vùng đất tiếp nhận gia đình. Đồng thời chuẩn bị lễ vật dâng cúng lên các vị xin được ban phước lộc cho cuộc sống ở nơi mới được an ổn, thuận hòa, mọi việc hanh thông.
Dân gian quan niệm, làm nhà là một trong ba việc lớn của đời người. Bởi vậy, người ta thường xem tuổi làm nhà, xem ngày động thổ, đổ mái, dựng nhà, gắn cửa, nhập trạch rất cẩn thận. Nguyên tắc xem ngày nhập trạch là tìm ra ngày tốt, giờ tốt để dọn vào nhà. Giúp gia chủ có được sự đồng thuận của cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa để gia đạo được hạnh phúc, may mắn, thành công ở nơi ở mới.
>>> Gia chủ xem thêm thông tin Hướng dẫn lập bàn thờ khi về nhà mới từ A-Z
Xem ngày nhập trạch theo tuổi vợ chồng thực hiện như thế nào?
Với những người còn độc thân chưa xây dựng gia đình thì việc xem tuổi nhập trạch rất dễ dàng. Họ chỉ cần xem tuổi của mình để chọn ngày đẹp. Đối với những người đã kết hôn, bạn cần xem ngày nhập trạch theo tuổi vợ chồng.
Theo phong thủy âm dương ngũ hành người ta quy định dương trước âm sau. Đối với hai vợ chồng thì người chồng là tuổi dương và vợ là tuổi âm. Đầu tiên, xem ngày nhập trạch người ta sẽ tính tuổi của người chồng trước, sau đó mới đến tuổi của người vợ. Phần lớn các gia đình hiện nay người chồng đều đóng vai trò là chủ nhà và là người có các quyết định quan trọng đối với cả gia đình. Việc xem tuổi của họ trước cũng là điều thuận với tự nhiên.
Nếu gia chủ muốn mua bàn thờ khi về nhà mới, quý khách vui lòng tham khảo bài viết 250+ Mẫu bàn thờ đứng đẹp hiện đại đơn giản
Ngày đẹp sẽ là ngày hợp với cả tuổi của chồng và hợp với cả tuổi của người vợ. Trong một số trường hợp sẽ ưu tiên tuổi của người chồng bởi có câu “âm thuận tùng dương” nghĩa là dương thuận thì âm cũng sẽ thuận.
Hướng dẫn xem ngày nhập trạch theo tuổi vợ chồng
Xem ngày nhập trạch theo tuổi là phương pháp cơ bản nhất để tính ngày nhập đẹp vào nhà mới. Mỗi người sẽ có một tuổi và mệnh khác nhau, thích hợp với những ngày tốt khác nhau.
Như phân tích ở trên, khi xem ngày đẹp người ta sẽ ưu tiên xem tuổi của người chồng (chủ nhà). Trường hợp tuổi của người chồng không thuận để nhập trạch sẽ chọn tuổi của vợ hoặc của con cái. Người có tuổi đẹp để nhập trạch sẽ đứng ra thực hiện nghi thức cúng lễ hoặc nhờ thầy cúng giúp trước khi vào nhà mới.
Nếu chọn được một ngày đẹp hợp với cả tuổi của chồng và của vợ, con cái thì đó là ngày đẹp nhất. Tuy nhiên, trong thực tế cần phải tính toán rất kỹ lưỡng mới tìm được ngày đẹp và giờ đẹp hợp với tất cả thành viên trong gia đình.
Xem thêm thông tin:
- Xem ngày tốt thay bàn thờ mới, thủ tục từ A-Z
- 5 Vị trí đặt bàn thờ trong nhà cấp 4 giúp chiêu tài tiến lộc
- 59+ Mẫu thiết kế phòng thờ biệt thự đẹp đẳng cấp
Trước khi làm nhà, các gia đình đều xem tuổi vợ chồng rất kỹ lưỡng xem có phù hợp để làm nhà hay không. Sau đó là cũng xem tuổi, mệnh trạch rất cẩn trọng để chọn hướng nhà đẹp. Bởi vậy, xem ngày nhập trạch theo hướng nhà cũng rất chính xác. Gia chủ có thể xem ngày nhập trạch dựa trên những nguyên tắc sau:
Nếu hướng nhà quay về hướng Đông: Ngày nhập trạch nên tránh ngày Tỵ, Sửu, Dậu.
Nhà quay về hướng Tây nên tránh nhập trạch vào các ngày: Hợi, Mão, Mùi.
Hướng nhà là hướng Nam: Chọn ngày nhập trạch nên tránh ngày Thân, Tý, Thìn.
Nhà hướng Bắc, gia chủ không nên nhập trạch vào ngày Tuất, Ngọ, Dần.
Gia chủ muốn đặt bàn thờ thần tài thì nên xem bài viết Xem ngày tốt đặt bàn thờ Thần Tài
Xem ngày nhập trạch tránh ngày xấu
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, khi xem ngày nhập trạch theo tuổi vợ chồng, gia chủ cần tránh những ngày xấu như:
Ngày Tam Nương: Mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch hàng tháng.
Ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng: Đây cũng là ngày có nhiều âm khí, không thích hợp để nhập trạch.
Ngày Nguyệt Kỵ: Ngày mùng 5, ngày 14 và 23 âm lịch.
Lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì?
Sau khi lựa chọn được ngày đẹp để nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật đầy đủ, thành tâm để thực hiện nghi lễ cúng được chu đáo. Mâm lễ vật gồm:
- Lọ hoa tươi: Nên chọn hoa cúc, hoa hồng, số lượng bông lẻ, nên mua hoa vào sáng sớm để hoa được tươi đẹp.
- Mâm ngũ quả: Mua 5 loại quả khác nhau như cam, hồng, lê, chuối, nho,…
- Gà trống luộc: 1 con
- Xôi: 1 đĩa xôi trắng, 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi ngũ sắc
- Trầu cau: 3 miếng trầu cau
- Muối, gạo: Mỗi thứ 1 đĩa
- Rượu, nước, trà
- Nến, đèn: Hai bên bàn thờ
- Vàng mã: Quần áo, giày, mũ áo quan, 6 con ngựa, tiền giấy, vàng lá (mỗi thứ 5 sấp).
- Hương nhang
Xem thêm Lễ vật cúng thần tài, thổ địa hàng ngày và mùng 10 âm lịch
Ghi chú: Các đồ lễ đặt theo hướng Nam – Tây – giữa nhà – Bắc – Đông.
Hướng dẫn thủ tục làm lễ nhập trạch
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ đồ lễ, gia chủ mời thầy cúng làm thủ tục nhập trạch. Đây là nghi thức quan trọng nên cần thực hiện một cách trang trọng với đầy đủ các nội dung sau:
Dâng hương lễ trên bàn thờ
Gia chủ làm lễ dâng hương trên bàn thờ thần linh thổ địa báo cáo xin được nhập trạch, cầu xin được phù hộ cho gia đình yên ấm, bình an, hạnh phúc và thuận lợi. Nghi thức dâng hương chỉ được thực hiện khi các lễ vật đã được sắp đầy đủ trên bàn thờ.
Gia chủ tham khảo thêm các mẫu bàn thờ gia tiên chuẩn kích thước, rộng rãi để bày trí bàn thờ
Xông hương xua đuổi tà khí trong nhà
Gia chủ nên xông hương để xua đuổi tà khí trong nhà bằng những loại hương như: hương trầm hoặc bột trầm, dùng lư đốt trầm xông khắp ngôi nhà. Sau đó sẽ mở thông thoáng các cửa để tà khí thoát ra ngoài và thu hút những nguồn năng lượng tích cực, vượng khí vào ngôi nhà.
Đưa bếp nấu, gạo, muối, tiền, chiếu mới vào nhà đầu tiên
Đây là những đồ vật mang dương khí cần đưa vào ngôi nhà đầu tiên, tránh mang nước vào nhà trước vì nước là âm. Các đồ dùng này sẽ được các thành viên trong gia đình mang vào và sắp xếp trong nhà. Riêng bài vị Phật, Thần linh và tổ tiên phải do chính chủ nhà mang vào và đặt trang nghiêm, đúng vị trí trên bàn thờ. Những người đi sau sẽ cầm theo tiền bước vào nhà.
Treo chuông gió trong nhà
Theo quan niệm, chuông gió có tác dụng xua đuổi tà khí, ngăn chặn vận khí xấu thâm nhập vào nhà. Báo hiệu nơi đây đã có chủ sở hữu (nhà có chủ) không được xâm phạm. Thường chuông gió được treo ở các cửa ra vào và cửa sổ.
Thắp điện 3 ngày 3 đêm
Dân gian quan niệm, ánh sáng trong nhà giúp mời các vị thần linh vào nhà và ngự trị. Ánh sáng cũng tượng trưng cho vượng khí sáng sủa, tốt đẹp cần duy trì trong ngôi nhà mới.
CEO Cung Đình Tâm chia sẻ thêm cho gia chủ Hướng dẫn cúng thuê nhà mới để kinh doanh, về nhà mới
Những điều cần kiêng kị khi nhập trạch vào nhà mới
Khi nhập trạch vào nhà mới, gia chủ nên kiêng kỵ tránh làm những việc sau để ngày vui được trọn vẹn và may mắn suốt quãng thời gian sinh sống tại ngôi nhà.
Không chuyển nhà vào buổi tối
Nghi thức nhập trạch nên tổ chức vào buổi sáng, ánh nắng bình minh là sự khởi đầu và mang lại những điều tốt đẹp. Buổi chiều tối là hoàng hôn, có thể sẽ gây ra sự đổ vỡ hoặc làm việc không chính xác.
Không vào nhà mới bằng tay không
Khi nhập trạch, nếu tất cả thành viên đều đi tay không vào nhà sẽ không may. Thể hiện sự thiếu thốn, nghèo đói, túng thiếu,… Vì vậy gia chủ cần tuyệt đối tránh làm việc này trong ngày nhập trạch.
Không nấu ăn bằng bếp điện trong ngày đầu tiên
Theo quan niệm dân gian, lửa tượng trưng cho dương khí, cho sự sống và mang lại sự ấm áp cho ngôi nhà. Trong văn hóa Việt, trong bếp luôn có 3 vị táo quân trông coi bếp lửa mọi gia đình. Bởi vậy, ngày đầu tiên gia chủ nên sử dụng bếp lửa và tránh dùng bếp điện để khai bếp. Nếu gia đình dùng bếp điện, có thể chuẩn bị bếp ga mini để đun một ấm nước nóng tượng trưng.
Không cãi vã hay nói những điều không may
Trong ngày nhập trạch, gia chủ không nên tranh luận, cãi vã hay nói những điều không may. Tốt nhất là nên vui vẻ, nói những điều tích cực để ai nấy đều tươi vui trong ngày đầu tiên vào nhà mới.
Không tiếp khách, tổ chức tiệc đãi khách vào ngày nhập trạch
Nhiều gia đình hay kết hợp ngày nhập trạch với ngày tân gia bởi ngày đẹp. Tuy nhiên, hai ngày này nên tách ra để tránh việc ăn uống, dùng rượu rồi say xỉn nói ra những điều không may, cãi lộn xích mích, đây là điều rất kỵ vào ngày nhập trạch.
Trên đây là toàn bộ nội dung về xem ngày nhập trạch theo tuổi vợ chồng và hướng dẫn nghi lễ nhập trạch, xem ngày đẹp chi tiết. Hy vọng nội dung bài viết giúp bạn có được phương pháp chọn ngày đẹp nhập trạch phù hợp và thực hiện nghi thức theo đúng phong tục. Nếu có bất cứ điều gì cần hỗ trợ hãy liên hệ Nội Thất Tâm Phát để được chuyên gia trợ giúp.
Chịu trách nhiệm nội dung: CEO Cung Đình Tâm