Lễ nhập trạch là một trong những lễ nghi quan trọng khi chuyển vào ở nhà mới. Đây là một nghi thức không thể thiếu để cầu mong gia đạo bình an, may mắn, thuận lợi, thịnh vượng. Song việc chuẩn bị mâm lễ. xem ngày giờ và các thủ tục thực hiện lễ không phải ai cũng nắm rõ. Hiểu được điều này, Nội Thất Tâm Phát đã tổng hợp và chia sẻ cho các gia chủ những thông tin chi tiết nhất về ý nghĩa và thủ tục thực hiện lễ nhập trạch chuẩn phong thủy.
Tìm hiểu về lễ “nhập trạch”
“Nhập trạch” là một từ có nghĩa là vào trong nhà. Trong đời sống, khi gọi là Lễ nhập trạch hoặc nhập trạch nghĩa là đang chỉ nghi thức làm lễ trước khi vào nhà mới. Đây là một nghi thức lễ quan trọng, không thể thiếu, bắt buộc phải thực hiện khi chuyển vào ở nhà mới.
Nhà mới ở đây không chỉ là nhà mới xây mà còn là tất cả nơi ở mới. Dù là nhà cũ, nhà trọ đã có người ở trước kia nhưng không phải gia chủ thì gia chủ vẫn phải thực hiện lễ cúng nhà mới.
Việc làm lễ cúng về nhà mới phải được thực hiện trong ngày giờ tốt phù hợp với tình hình thực tế và cung mệnh của gia chủ. Việc chuẩn bị mâm lễ cúng cũng cần được thực hiện chu đáo. Việc thực hiện lễ cúng phải tuân thủ theo những thủ tục, quy tắc của lễ nhập trạch.
Ý nghĩa quan trọng của việc nhập trạch bạn cần biết
Sở dĩ Lễ nhập trạch có tầm quan trọng, không thể thiếu mỗi khi chuyển vào ở nhà mới là vì ý nghĩa sâu sắc vừa mang tính truyền thống, tâm linh và phong thủy của lễ. Cụ thể:
Làm lễ về nhà mới là một dịp để gia chủ gửi lời chào, khai báo, xin phép các vị thần cai quản xung quanh về việc chuyển đến ở. Quan niệm “Đất có Thổ công, sông có Hà Bá” ý chỉ mỗi vùng đất đều có những vị thần cai quản riêng. Do đó, khi đến ở, gia chủ cần phải xin phép để nhận được sự bảo hộ, che chở của thần linh. Nhờ vậy, sẽ xua đuổi những tà khí, đảm bảo bình an, may mắn và thuận lợi cho gia chủ, gia đạo.
Làm lễ về nhà mới cũng là một sự tôn trọng truyền thống, phát huy và duy trì nét văn hóa đặc sắc, tốt đẹp của dân tộc.
Lễ lễ về nhà mới cũng là một dịp để thông báo anh chị em, bạn bè họ hàng, đồng nghiệp thân hữu gần xa về việc chuyển vào ở nhà mới. Đây là dịp để khắc sâu tình cảm, giới thiệu nơi ở mới.
Cách xem ngày giờ tốt để nhập trạch
Một việc làm vô cùng quan trọng để lễ nhập trạch được linh nghiệm, mang lại kết quả tốt đẹp là xem ngày giờ tốt. Có ba cách chọn ngày giờ tốt để làm lễ về nhà mới là chọn theo tuổi của gia chủ, chọn theo hướng nhà, chọn theo giờ hoàng đạo.
Cách chọn ngày giờ tốt theo giờ hoàng đạo (âm lịch)
Cách chọn ngày giờ tốt theo giờ hoàng đạo (âm lịch) như sau:
Tháng 1 và tháng 7 có ngày Tý, Sửu, Thìn, tỵ, Mùi, Tuất là ngày hoàng đạo.
Tháng 2 và tháng 8 có ngày Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý là ngày hoàng đạo.
Tháng 3 và tháng 9 có ngày Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi, Dần là ngày hoàng đạo.
Tháng 4 và tháng 10 có ngày Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn là ngày hoàng đạo.
Tháng 5 và tháng 11 có ngày Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mão, Ngọ là ngày hoàng đạo.
Tháng 6 và tháng 12 có ngày Tuất, Hợi, Dần, Mão, Tỵ, Thân là ngày hoàng đạo.
Cách chọn ngày giờ tốt theo tuổi mệnh của gia chủ
Cách chọn ngày giờ tốt theo tuổi mệnh của gia chủ dựa theo các ngày tương sinh với tuổi mệnh của gia chủ. Chẳng hạn:
- Tuổi Tý hợp các ngày Tý, Dần, Ngọ. Tuổi Sửu hợp các ngày Sửu, Mão, Thân.
- Tuổi Dần hợp các ngày Dần, Tỵ, Tuất.
- Tuổi Mão hợp các ngày Mão, Dậu, Hợi.
- Tuổi Thìn hợp với các ngày Thìn, Thân, Mùi.
- Tuổi Tỵ hợp với ngày Tỵ, Tuất, Dậu.
- Tuổi Ngọ hợp với ngày Ngọ, Mùi, Thìn.
- Tuổi Mùi hợp với ngày Mùi, Thìn, Tỵ.
- Tuổi Dậu hợp với ngày Dậu, Hợi, Mão.
- Tuổi Tuất hợp với ngày Tuất, Dần, Tý.
- Tuổi Hợi hợp với ngày Hợi, Mão, Sửu.
Cách chọn ngày giờ tốt theo hướng nhà
Cách chọn ngày giờ tốt theo hướng nhà để gặp may mắn và tránh những điều xui rủi xảy ra.
Nếu nhà thuộc hướng Đông, nghĩa là thuộc hệ Mộc thì nên chọn những ngày thuộc hệ Thủy là Tý Thân Thìn vì Thủy sinh Mộc. Đặc biệt tránh những ngày thuộc hệ Kim như Dậu, Sửu, Tỵ.
Nếu nhà thuộc hướng Tây, nghĩa là thuộc hệ Kim thì nên chọn những ngày thuộc hệ Thổ; tránh những ngày thuộc hệ Mộc là Mùi, Hợi, Mão.
Nếu nhà thuộc hướng Nam nghĩa là thuộc hệ Hỏa thì nên thì nên chọn những ngày thuộc hệ Mộc và tránh những ngày thuộc Thủy.
Nếu nhà thuộc hướng Bắc nghĩa là thuộc hệ Thủy thì nên chọn những ngày thuộc hệ Kim và tránh những ngày thuộc hệ Hỏa.
Đặc biệt, khi chọn ngày giờ tốt để làm lễ nhập trạch, bạn cần chú ý các vấn đề sau:
Nếu chọn ngày giờ theo tuổi mệnh, nên ưu tiên chọn những thành viên trụ cột trong gia đình. Nếu được, hãy chọn tuổi mệnh của những người đàn ông trụ cột trong gia đình như cha, chồng, con trai trường. Trong trường hợp khoogn có đàn ông, có thể chọn tuổi của phụ nữ trụ cột gia đình.
Nếu chọn ngày giờ tốt, không chọn ngày tháng theo dương lịch mà tất cả phải tính theo âm lịch; không làm lễ vào ban đêm, buổi tối.
Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để tính đúng ngày giờ tốt để thực hiện lễ.
Xem thêm Xem ngày nhập trạch theo tuổi vợ chồng đầy đủ A-Z
Chuẩn bị mâm cúng cho lễ nhập trạch gồm những gì?
Một việc quan trọng nữa để Lễ nhập trạch được thực hiện suôn sẻ và thành công là chuẩn bị mâm cúng cho nghi lễ. Mâm cúng tùy theo điều kiện gia đình, theo phong tục vùng miền và phải thể hiện được sự thành tâm. dù chuẩn bị như thế nào cũng cần đảm bảo ba phần cơ bản là mâm cúng của lễ về nhà mới gồm ba phần là hương hoa, ngũ quả và mâm thức ăn.
- Ngũ quả phải đảm bảo sự tươi ngon và đẹp mắt; nên ưu tiên chọn 5 loại quả khác nhau theo văn hóa cùng miền.
- Hương hoa gồm có các món như bình hoa (có thể chọn hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa ly); nhang, nến, đèn cầy; bộ vàng mã để cúng dọn về nhà mới; trầu cau và ba hũ nhỏ đựng gạo, muối, nước.
- Mâm thức ăn dâng lễ cúng: Có thể chọn mâm thức ăn chay hoặc thức ăn mặn tùy theo phong tục, quan niệm vùng miền, tình hình của gia chủ. Nếu chuẩn bị mâm thức ăn mặn để dâng lễ cúng, cần phải có bộ tam sên, gà luộc, xôi, cháo, heo quay và có thể thêm các món ăn theo ý muốn. Nếu là mâm cúng chay, nên có bánh kẹo, cơm, rau củ xào chay, đậu hũ chiên và các món chay khác theo ý muốn.
Thủ tục thực hiện lễ nhập trạch chuẩn
CEO Cung Đình Tâm xin chia sẻ thủ tục thực hiện lễ nhập trạch chi tiết, chuẩn phong thủy, gia chủ có thể tham khảo thêm.
Bước 1: Đốt lò than thanh cháy hồng và đặt ở chính giữa trung tâm cửa chính ra vào của nhà mới.
Bước 2: Bày biện mâm cúng, mọi thứ chuẩn bị sẵn sàng.
Bước 3: Chủ nhà (người có tuổi để chọn ngày giờ tốt làm lễ) tay cầm bát hương và bài vị gia tiên (nếu có) bước qua lò than bằng chân trái trước. Sau đó đến các thành viên trong gia đình trên tay bắt buộc phải cầm những vật may mắn và cần thiết như tiền, vàng, gạo, muối, bếp dầu,… bước qua lò than.
Bước 4: Các thành viên trong gia đình mở mọi cửa chính và cửa sổ trong nhà mới như một thao tác đánh thức, khai thông ngôi nhà.
Bước 5: Gia chủ đứng trước bàn thờ thắp hương, đọc văn khấn và các thành viên trong gia đình đứng sau chắp tay nghiêm trang.
Bước 6: Kết thúc văn khấn, bái lạy và lui ra. Và trong lúc chờ nhang tàn hết, gia chủ thực hiện bật bếp để nấu nước pha trà; tốt nhất nên bật bếp giữ nước sôi 5-7 phút và dùng trà pha được để dâng lên mâm cúng và cho người nhà thưởng thức. Đây là việc làm có ý nghĩa khởi đầu, khai hỏa và tạo sức sống mới cho căn nhà.
Bước 7: Đợi nhang tàn gần hết, tiến hành việc hóa vàng, lấy rượu rưới lên tro tàn và hạ lễ. Đặc biệt, cần giữ lại ba hũ đựng muối, gạo và nước đặt lên bàn thờ ông Táo để giữ cốt tượng trưng cho sự no đủ. Thực hiện xong bước này nghĩa là hoàn tất lễ nhập trạch, gia chủ có thể đem tất cả các đồ đặt, vật dụng khác vào nhà và bắt đầu cuộc sống tại ngôi nhà mới.
Một số vấn đề kiêng kị trong thực hiện lễ nhập trạch
Dưới đây là một số vấn đề cần kiêng kị khi thực hiện lễ nhập trạch bạn nên chú ý:
Không để thai phụ thực hiện lễ về nhà mới.
Không để xảy ra trường hợp đổ vỡ đồ đạt, cãi vã, đòi nợ trong quá trình chuyển nhà cũng như trong ngày làm lễ về nhà mới.
Không nên thực hiện nghi lễ trễ giờ so với ngày giờ tốt đã chọn.
Xem thêm
Có nên chuyển đồ trước khi nhập trạch? 4 điều đại kỵ!
Hướng dẫn cúng thuê nhà mới để kinh doanh, về nhà mới
Trên đây là những thông tin chi tiết về ý nghĩa và thủ tục thực hiện Lễ nhập trạch. Mong rằng, những chia sẻ trên của Nội Thất Tâm Phát sẽ giúp bạn những lúc cần!